TẠI SAO TRẺ CHẬM NÓI? KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG DO LƯỜI!

14-06-2025

👶 “Biết hết mà không chịu nói?”, “Lười nói?”, “Chỉ ra hiệu chứ không nói?”
👉 Đó là những gì nhiều cha mẹ nghĩ khi thấy con ít nói hơn bạn bè. Nhưng sự thật có thể phức tạp hơn thế rất nhiều!
---
❗ CHẬM NÓI LÀ DẤU HIỆU – KHÔNG PHẢI DO “LƯỜI”
Ngôn ngữ là một kỹ năng phát triển phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp giữa hệ thần kinh (não bộ), hệ thính giác (khả năng nghe), hệ vận động phát âm, kỹ năng giao tiếp xã hội và môi trường giao tiếp. Khi một trong các yếu tố này gặp khó khăn, trẻ có thể chậm nói, nhưng không có nghĩa là trẻ lười hay cố tình không nói.
➡️ Nếu một trong các yếu tố này gặp khó khăn, trẻ sẽ chậm nói. Không phải do bướng bỉnh hay thiếu cố gắng.
-
🔎 CÁC NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI
1. Vấn đề thính giác:
Viêm tai giữa, nghe kém → ảnh hưởng khả năng bắt chước âm thanh.
2. Chậm phát triển ngôn ngữ đơn thuần:
Trẻ chỉ Chậm nói, còn lại bình thường → can thiệp sớm sẽ tiến bộ rõ.
3. Rối loạn phát triển:
Tự kỷ (ASD): ít giao tiếp, ít nói, hành vi lặp lại
Chậm phát triển trí tuệ
Rối loạn ngôn ngữ (DLD)
4. Thiếu môi trường giao tiếp:
Xem tivi, điện thoại nhiều → giảm tương tác người – người.
5. Rối loạn vận động lời nói (Apraxia):
Trẻ hiểu nhưng khó phát âm do không điều khiển được môi, lưỡi...
6. Môi trường nghèo nàn ngôn ngữ:
Trẻ ít được trò chuyện, chơi tương tác → ngôn ngữ không phát triển.
---
📌 CÁC MỐC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHA MẸ CẦN BIẾT
🍼 12 tháng: Chưa bập bẹ “ba, ma”, không chỉ trỏ
🗣 18 tháng: Chưa nói từ đơn có nghĩa
💬 24 tháng: Chưa nói ít nhất 50 từ, chưa nói câu 2 từ (“ăn cơm”, “mẹ ơi”)
❗ Có nói nhưng người ngoài không hiểu, ít chủ động giao tiếp
---
🔺 “DẤU HIỆU CỜ ĐỎ” LIÊN QUAN ĐẾN TỰ KỶ
1. Không bập bẹ khi 12 tháng
2. Không chỉ tay, vẫy tay khi 12 tháng
3. Không nói từ đơn khi 16 tháng
4. Không nói câu 2 từ khi 24 tháng
5. Mất kỹ năng nói hoặc giao tiếp ở bất kỳ độ tuổi nào
---
💡 CHA MẸ CẦN LÀM GÌ?

✅ Đừng đổ lỗi con “lười”, “bướng”
✅ Tăng trò chuyện – đọc sách – chơi cùng con
✅ Hạn chế điện thoại, TV
✅ Cho con thời gian phản hồi, không nói thay, không làm thay
✅ Đưa con đi đánh giá phát triển sớm (trước 3 tuổi là tốt nhất)
---
🔔 CHẨN ĐOÁN SỚM – CAN THIỆP SỚM – CƠ HỘI CAO
🧠 Trẻ chậm nói được can thiệp trước 3 tuổi có khả năng bắt kịp rất tốt.
🚨 Nếu chờ đến 5–6 tuổi, nguy cơ ảnh hưởng học tập, hành vi, hòa nhập xã hội sẽ tăng.
💖 Mỗi đứa trẻ đều xứng đáng được lắng nghe – thấu hiểu – hỗ trợ đúng lúc.
👉 Đừng dán nhãn "lười nói" – Hãy đồng hành, can thiệp sớm và đúng cách!
📩 Nếu bạn nghi ngờ con có dấu hiệu chậm nói – hãy đưa con đi đánh giá sớm. Đừng để lỡ “giai đoạn vàng”!

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản