Nghiện rượu và những phương pháp cai nghiện rượu.

24-04-2025

Nghiện rượu là một trong những tệ nạn xã hội gây ra nhiều hậu quả nặng nề như tai nạn giao
thông, tai nạn lao động, bạo lực trong gia đình, gây mất trật an ninh cho xã hội và gây ra rất
nhiều bệnh cơ thể và rối loạn tâm thần. Theo bảng phân loại ICD 10, nghiện rượu được chẩn
đoán khi có từ 3/6 trở lên các biểu hiện sau đây xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất 1 tháng
hoặc nếu tồn tại trogn khoảng thời gian ngắn hơn 1 tháng, thì cần lặp đi lặp lại cùng nhau trong
khoảng thời gian 12 tháng. Đầu tiên, là thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng
rượu. Thứ 2, khó khăn trong việc kiểm soát tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt đầu, kết
thúc hoặc mức sử dụng. Thứ 3, một trạng thái cai sinh lý khi ngừng hoặc giảm bớt sử dụng rượu.
Thứ 4, có bằng chứng về hiện tượng tăng dung nạp rượu như cần phải tăng liều để loại bỏ
những cảm giác khó chịu do rượu gây ra; Thứ 5, dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú
trước đây; cuối cùng, tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại.
Những phương pháp cai nghiện rượu: những người nghiện rượu lâu năm khi ngừng rượu sẽ có
tình trạng hội chứng cai rượu, điều này nếu không được điều trị và xử lí kịp thời có thể dẫn đến
sảng rượu và dẫn đến tử vong. Nên phương pháp cai nghiện rượu đầu tiên tốt nhất là đến cơ sở
y tế để điều trị cắt cơn nghiện rượu, để vượt qua khoảng thời gian hội chứng cai rượu. Giai đoạn
này tùy tình trạng mỗi người mà có thể kéo dài 3-5 ngày, đôi khi có thể lên đến 10 ngày. Sau giai
đoạn điều trị cắt cơn nghiện rượu, sẽ điều trị củng cố chống tái nghiện. Điều trị củng cố chống
tái nghiện có nhiều phương pháp, về thuốc có thể dùng disulfiram (tuy nhiên bệnh nhân thường
không tự giác điều trị, cần sự giám sát việc uống thuốc của người trong gia đình, và chỉ được
dùng disulfiram khi chắc chắn bệnh nhân đã ngưng rượu tuyệt đối ít nhất 48h), dùng natrexon
(tuy nhiên cách này không áp dụng cho bệnh nhân có các bệnh gan, thận, tim, não… cần phải
ngừng rượu tuyệt đối; bệnh hầu như chỉ giảm đáng kể lượng rượu uống chứ hầu như không
ngừng hoàn toàn rượu), về tâm lý: có phương pháp tạo động cơ cho bệnh nhân bỏ rượu, về
hoạt động trị liệu sẽ có các buổi hoạt động để giúp bệnh nhân nhận rõ được vấn đề của bản
thân từ đó ngừng rượu.